Trang chủGame onlineGame dân gianHướng dẫn chơi và xếp bài bài tứ sắc từ A đến...

Hướng dẫn chơi và xếp bài bài tứ sắc từ A đến Z luật 2022

Tứ Sắc là một loại bài được nhiều người chơi phổ biến tại miền Trung và miền Nam ở Việt Nam. Tuy nhiên, có rất nhiều người chưa biết đến, vì vậy bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn cách đánh bài tứ sắc chi tiết từ A đến Z.

Hiểu rõ bài tứ sắc là gì?

Bài tứ sắc có kích thước nhỏ, làm bằng bìa giấy, mỗi quân bài có hình chữ nhật. Có 7 đạo quân trong bài tứ sắc có 16 lá và chia đều cho 4 màu xanh, trắng, đỏ, vàng, vì vậy cái tên tứ sắc mới ra đời.

Tứ sắc
Tứ sắc còn được gọi là bài tam

Cách gọi tên các quân bài tứ sắc

Bài tứ sắc không sử dụng bộ bài tây 52 lá nên các bạn phải làm quen với các mặt bài. Một bộ bài gồm 112 lá, người chơi nhận biết các mặt bài theo tên chữ Hán.

Bài tứ sắc có 7 bậc, còn gọi là 7 đạo quân, gọi tên các quân bài tứ sắc như sau:

  • Tướng
  • Tượng
  • Xe
  • Pháo
  • Chuột

Nếu là một người biết chơi cờ tướng, bạn sẽ dễ dàng hiểu rõ tất cả các quân trên bộ bài, mỗi đạo quân sẽ gồm 16 lá bài và chia thành 4 màu khác nhau như:

  • 4 quân đỏ
  • 4 quân trắng
  • 4 quân xanh
  • 4 quân vàng
Tên các quân bài tứ sắc
Gọi tên các quân bài tứ sắc chuẩn nhất

Cách đánh bài tứ sắc chi tiết giúp bạn chiến thắng

Cách chơi tứ sắc trải qua các giai đoạn như sau:

– Chia bài

Số lượng quân bài cho mỗi người chơi: 20 bài. Người đi trước sẽ được chia 21 lá bài.

Cách chia bài tứ sắc: Được chia làm 2 phần, 1 phần bài tẩy để úp xuống và phần còn lại là bài chung mà mọi người đều biết giá trị của nó.

Mỗi người chơi sẽ có 4 cửa và mỗi cửa là 5 lá bài. Những lá bài dư khi chia xong được gọi là bài nọc và đặt giữ bàn.

Cách chơi bài tứ sắc
Cách chơi bài tứ sắc chi tiết dễ hiểu

– Vào bài số lẻ

Sau khi bài nọc giữa bàn và người chơi đã bóc bài lên thì trò chơi được bắt đầu. Đầu tiên, người chơi sẽ đánh ra 1 trong 21 lá bài trên tay mình, các lá bài này thường là rác, trong tứ sắc gọi là bài Tỳ.

Người ngồi kế bên người đi đầu (bên phải) có thể:

Không ăn bài: Nếu người đi tiếp cảm thấy có thể lấy bài của người thứ nhất đưa ra để tạo thành một nhóm bài hợp lệ cho mình thì có thể ăn bài. Nếu không thì người chơi sẽ bốc trong bộ bài nọc 1 lá.

– Nếu người chơi vẫn không thể ăn được thì bỏ quân

Ăn bài: Nếu lá bài ăn được thì người chơi sẽ cầm lên, sau đó đánh bài rác bên bài mình xuống và tiếp tục người tiếp theo cũng như vậy, đánh theo chiều kim đồng hồ đến khi kết thúc ván chơi bài.

– Bài tới

Trong bài tới có 2 trường hợp mà người chơi phải biết, chính là:

Trường hợp 1 – Khi người chơi tới bài chẵn: Khi thấy có cửa đang trống thì việc của người chơi cần làm đó là chờ tới lượt mình hoặc người chơi nào đó bốc bài nọc là lá bài Tướng. Như vậy bạn sẽ được đến và thắng.

Hoặc, bạn đang sở hữu 2 lá bài chẵn và bạn có thể ăn quân bài đối thủ vừa đánh để tạo thành bộ bài chẵn. Như vậy bạn sẽ được bộ Quan và có quyền tới

Trường hợp 2 – Chờ vào chẵn/ lẻ thì hết rác: Nếu người chơi đang có trên tay các bộ chẵn/lẻ và chỉ cần chờ thêm 1 quân bài phù hợp để đánh ra bài rác cuối cùng thì gọi là chờ vào chẵn/lẻ để được chiến thắng

– Bài bụng

Sở hữu các bài sau khiến khi chơi tứ sắc sẽ bị gặp khó khăn

  • Xe – 2 Pháo – Mã
  • 2 Xe – Pháo – Mã
  • Xe – Pháo – Mã – Mã

Ví dụ: Người chơi giữ quân Xe – Xe – Pháo – Mã hoặc không đánh quân Xe thì người chơi phải đánh ra một con xe nếu muốn bỏ hết bài rác, giữ lại bộ Xe – Pháo – Mã. Người chơi áp dụng cách này khi có 2 con thấp khác màu hoặc là có đôi cộng màu cũng được.

Cách xếp bài tứ sắc chuẩn dễ nhìn

Học được cách đánh bài tứ sắc rồi thì bạn cần phải xếp cho thật chuẩn:

  • Một quân tướng
  • Đôi bài giống nhau về cấp bậc và màu sắc
  • Bộ 3: 3 quân bài giống nhau về cấp bậc và màu sắc
  • Bộ 4: 4 quân bài giống nhau về cấp bậc và màu sắc
  • Bộ 3 quân Tướng, Sĩ, Tượng giống màu nhau
  • Bộ 3 quân Xe, Pháo, Mã giống màu
  • Bộ 3 hoặc 4 con Chuột khác màu
Cách xếp bài tứ sắc
Cách xếp bài tứ sắc tạo thành nhóm

Khi chia bài, người chơi sẽ được chia 20 lá bài, riêng người đánh trước sẽ được chia 21 lá. Các lá bài sẽ được chia làm 2 phần: 1 phần công khai và một phần giữ lại cho riêng mình.

Bài công khai có thể có hoặc không có nhóm nào. Phần bài giữ riêng mình có thể có một vài quân hoặc cũng có thể không có quân thuộc nhóm tứ sắc nào hết. Các lá bài đó được gọi là bài rác và người chơi sẽ tìm cách để đẩy bài rác đi.

Các nhóm bài kết hợp được gọi tên như thế nào?

  • Quản: 4 quân bài giống nhau khi vừa bốc bài lên. Nếu có quản, bạn hãy lật ra để người chơi khác biết.
  • Khạp: 3 quân bài giống nhau. Nếu người chơi có khạp phải cho người chơi khác biết về số lượng nhóm khạp của mình.
  • Khui: Là trường hợp những người chơi đánh ra 1 quân rác và người khác đang có Khạp và ăn lá bài đó để thành Quản

Kết luận

Trên đây là hướng dẫn chơi bài tứ sắc chi tiết nhất cho người muốn tìm hiểu về môn này. Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về loại bài này. Chúc bạn sẽ có những phút giây giải trí với bài tứ sắc thoải mái bên gia đình và bạn bè.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây